Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

HỆ SỐ CÔNG SUẤT COSΦ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN.

hcm 29/06/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
Xem thêm tại web : http://sdme.com.vn/news.htm
Bài viết này sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn cách thức mà một thiết bị tiêu thụ năng lượng từ dòng điện xoay chiều như thế nào và tầm quan trọng của việc điều chỉnh hệ số công suất PFC (Power Factor Correction) trong việc tiết kiệm năng lượng trong truyền tải điện năng.
1. Công suất DC
Công suất được định nghĩa là tỉ lệ năng lượng được chuyển qua một bề mặt trong một đơn vị thời gian. Đối với dòng điện một chiều (Direct Current – DC ) do đặc tính của nó với các hạt điện tử chỉ chuyển động theo một hướng với chiều từ âm sang dương (dòng quy ước có chiều từ dương sang âm ) nên công suất mà nó tạo ra được tính bằng công thức:
P=U.I
Trong đó: P là giá trị công suất với đơn vị tính là W (Watt)
U là hiệu điện thế với đơn vị tính là V (Volt).
I là cường độ dòng điện với đơn vị tính là A (Ampe).
Do vậy, khi nói đến công suất trong mạch điện một chiều thì đó luôn luôn là công suất thật. Công suất trong mạch điện xoay chiều không đơn giản như vậy vì nó có chứa tới 3 thành phần công suất khác nhau là công suất thật, công suất biểu kiến và công suất phản kháng.
2. Công suất AC
Trong mạch điện xoay chiều (Alternating Current – AC) do trong mạch điện xoay chiều đều tồn tại 3 thành phần cuộn cảm (L), tụ điện (C) và điện trở (R). Trong đó L và C được coi như các kho tích luỹ năng lượng có thể làm đảo ngược định kỳ dòng chảy của năng lượng hay nói cách khác, là khi tồn tại L hoặc C trong mạch điện xoay chiều thì năng lượng đưa vào không được tiêu thụ hết. Trung bình trong một chu kỳ hoàn thành của một dạng sóng AC, năng lượng do dòng điện tạo ra sẽ có 2 phần, năng lượng đi theo một hướng vào thiết bị được gọi là công suất thật hay công suất tiêu thụ (P). Phần năng lượng được tích luỹ quay trở lại nguồn trong mỗi chu kỳ được gọi là công suất phản kháng (Q).
- Công suất thật, công suất biểu kiến và công suất phản kháng :
Ví dụ, trong một mạch điện AC đơn giản với nguồn điện cung cấp và một tải tuyến tính, nguồn điện có điện áp và dòng tải dạng hình sin. Nếu tải hoàn toàn thuần trở (tải chỉ mang tính trở kháng – R), hai giá trị điện áp và dòng điện sẽ tăng đồng pha (tăng giảm cùng lúc), năng lượng sẽ dịch chuyển theo một hướng duy nhất, trong trường hợp này chỉ có công suất thật đi qua.
Nếu tải không thuần trở, trong mạch chỉ chứa thành phần cảm kháng L hay dung kháng C, sẽ có sự lệch pha giữa điện áp và dòng điện trong mỗi chu kỳ của dạng sóng AC . Ví dụ, lệch pha 90 độ giữa điện áp và dòng điện (đối với dung kháng thì dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế còn đối với cảm kháng thì dòng điện chậm pha hơn so với hiệu điện thế), giá trị điện áp nằm ở chu kỳ dương của dạng sóng và giá trị dòng điện thì bằng không, dòng năng lượng được chuyển tới rồi trả về, trong trường hợp này ta gọi là công suất phản kháng – Một công suất thể hiện sự tiêu tốn năng lượng được tạo ra khi có sự nạp và phóng năng lượng từ các thành phần L-C, công suất này hoàn toàn không tham gia vào quá trình thực hiện công của thiết bị nên còn được gọi là công suất “vô công”.
Công suất biểu kiến là giá trị công suất chứa 2 thành phần công suất thực và công suất phản kháng. Công suất biểu kiến có thể xem như là công suất tổng của thiết bị với 2 giá trị điện áp vào và dòng điện vào có thể thấy được.
Trong thực tế, ngoài các loại thiết bị mang tính thuần trở (bàn ủi, bóng đèn sợi đốt, bếp điện) thì các thiết bị khác đều mang 3 thành phần điện trở R, cảm kháng L và dung kháng C. Do đó trong việc cung cấp năng lượng cho thiết bị sẽ có 2 thành phần cùng “chảy” vào, đó là công suất tiêu thụ thực và công suất phản kháng. Để đo được việc sử dụng hiệu quả năng lượng cung cấp chuyển đổi thành năng lượng có ích, người ta đo tỉ lệ giữa công suất tiêu thụ thực với công suất phản kháng, được gọi là phép đo hệ số công suất (Power Factor – PF).
Phương pháp thông dụng nhất để làm giảm đi công suất phản kháng của các thiết bị thuần cảm là mắc song song với cuộn dây một tụ điện (người ta thường gọi là tụ bù), lúc này dòng điện sinh ra bởi cảm kháng và dung kháng lệch pha nhau 1800, dòng điện chảy vào tụ điện và cuộn dây có xu hướng triệt tiêu nhau (trung hoà). Đây là phương pháp làm giảm công suất phản kháng hiệu quả nhất trong việc truyền dẫn điện năng hiện nay.
- Các thuật ngữ và đơn vị để mô tả công suất AC
Công suất tiêu thụ thật : Real power (P) – đơn vị Watt (W)
Công suất phản kháng : Reactive power (Q) – đơn vị volt-ampere reactive (var)
Công suất biểu kiến : Apparent Power (S) – đơn vị Volt-Ampere (VA)

Trong biểu đồ, P là công suất tiêu thụ thực tế, Q là công xuất phản kháng, S là công suất biểu kiến. Công suất phản kháng không tạo ra năng lượng thực, do đó nó đại diện bằng một trục tưởng tượng trên biểu đồ. Độ lớn của góc cosine (φ) thể hiện mối tương quan giữa công suất tiêu thụ thật và công suất phản kháng.

Đơn vị W được thể hiện cho các giá trị công suất thực. Đơn vị VA thể hiện giá trị công suất biểu kiến vì nó là sản phẩm của 2 giá trị điện áp RMS và dòng điện RMS. Đơn vị var thể hiện giá trị công suất phản kháng với 2 giá trị điện áp và dòng điện phản kháng.
Mối quan hệ giữa 3 giá trị công suất này được thể hiện qua công thức
S=P+jQ
Với j là đơn vị ảo
Hệ số công suất – Power Factor (PF)
Tỉ lệ giữa công suất tiêu thụ thật và công suất phản kháng được gọi là hệ số công suất. Trong trường hợp dòng điện AC là dạng sóng sin thuần tuý, hệ số công suất là cosine của góc pha (φ) giữa dòng điện và điện áp của dạng sóng sin, vì lý do này trong các tài liệu kỹ thuật người ta thường viết tắt hệ số công suất là “cosφ”. Hệ số công suất không có đơn vị riêng, giá trị của nó được thể hiện từ 0 đến 1 và có thể được diễn tả bằng tỉ lệ phần trăm, ví dụ như PF=50%. Được thể hiện bằng công thức
PF = cosφ = P÷S
Nên muốn nâng cao công suất thật P thì cần phải nâng cao hệ số cosφ.
Hệ số công suất bằng 1 khi dòng điện và điện áp cùng pha. Các thiết bị có hệ số công suất bằng 1 như: đèn sợi đốt, bàn ủi, máy nước nóng, bếp điện,…
Hệ số công suất bằng 0 khi dòng điện và điện áp lệch pha nhau 90 độ, ở đây hệ số công suất thể hiện dòng điện nhanh hay chậm pha hơn so với điện áp. Các thiết bị có hệ số công suất dưới 1 như: đèn neon dùng chấn lưu, motor, van đóng cắt, các thiết bị điện tử,...
Trên hai hệ thống truyền tải có cùng công suất thật thì hệ thống nào có hệ số công suất thấp hơn thì sẽ có dòng điện lớn hơn vì phần năng lượng phản kháng bị trả lại nguồn lớn hơn, tạo ra nhiều thất thoát năng lượng và làm giảm hiệu năng truyền tải, làm tăng kích thước dây điện truyền dẫn. Hệ quả là nó còn có một công suất biểu kiến cao hơn với cùng một công suất thực được truyền tải.
Ví dụ, để có được 1kW công suất tiêu thụ thực trong điều kiện hệ số công suất là tối ưu nhất với giá trị bằng 1, thì cần phải có 1kVA công suất biểu kiến được truyền đi; 1kW : 1 = 1kVA. Trong điều kiện hệ số công suất thấp, ví dụ như 0.5, thì cần phải có 2kVA công suất biểu kiến được truyền đi: 1kW : 0.5 = 2kVA.
Tại sao phải quan tâm tới việc này? Cho dù công suất phản kháng thật sự không sinh ra công nhưng sự tồn tại của nó sẽ làm cho các dây dẫn nóng hơn. Những thiết bị có sử dụng các cuộn dây như motor, máy phát điện, máy biến thế,…phải được thiết kế với các cuộn dây lớn hơn để có thể chịu được công suất tổng bao gồm dòng có ích và dòng “vô công”.
Cũng chính vì lý do đó với giá trị đầu tư cho thiết bị và đường truyền cao nên giá điện dành cho các khu vực công nghiệp và thương mại có giá cao hơn so với khách hàng cá nhân, nơi có nhiều thiết bị sử dụng điện có hệ số công suất thấp. Nhà phân phối điện ngoài việc tăng giá điện với các khách hàng lớn, họ còn kiểm soát công suất phản kháng bằng các thiết bị đo chuyên dùng nhằm hỗ trợ khách hàng tìm các biện pháp làm gia tăng hệ số công suất, đồng thời phạt những khách hàng nào để hệ số công suất thấp hơn tiêu chuẩn.
3. Điều chỉnh hệ số công suất – PFC (Power Factor Correction)
- Điều chỉnh hệ số công suất tuyến tính
Điều chỉnh PFC tuyến tính áp dụng cho các thiết bị tiêu thụ trực tiếp điện áp lưới. Việc điều chỉnh có thể đạt được bằng việc thêm vào hay bớt ra các cuộn dây hay tụ điện cho thiết bị. Như động cơ mang tính cảm kháng có thể điều chỉnh PFC bằng việc đấu thêm một tụ song song với cuộn dây vận hành nhằm giúp triệt tiêu công suất phản kháng, làm giảm công suất biểu kiến và tăng hệ số PF. Thiết bị điều chỉnh hệ số công suất không những được áp dụng trong ngành công nghiệp điện mà nó còn có thể sử dụng với người dùng cá nhân khi muốn làm giảm tổn hao trên đường truyền và ổn định điện áp cho tải.
Thiết bị điều chỉnh hệ số công suất thực chất là một thiết bị cung cấp một công suất phản kháng tương ứng và đối nghịch lại với công suất phản kháng được tạo ra của thiết bị. Thêm tụ điện hay cuộn dây vào quá trình để huỷ bỏ đi hiệu ứng cảm ứng hay điện dung tương ứng được tạo ra. Động cơ có tính cảm ứng có thể được bù bằng các tụ lọc, lò hồ quang điện có tính điện dung có thể bù bằng các cuộn dây.
Khi thêm vào hay lấy ra các thiết bị bù công suất phản kháng có thể tạo ra sự biến động điện áp hay tạo ra các méo hài, trong trường hợp xấu nhất các thành phần bù công suất phản kháng có thể tạo ra hiện tượng cộng hưởng với hệ thống được bù, làm cho điện áp tăng cao và gây mất ổn định cho hệ thống. Do vậy việc điều chỉnh hệ số PFC không thể đơn giản là việc thêm hay bớt các thành phần, mà nó cần được tính toán phù hợp với từng mức công suất tải trên thiết bị.
Để tránh trường hợp trên, ứng dụng việc bù hệ số công suất PFC bằng các thiết bị bù tự động. Thiết bị này bao gồm nhiều tụ điện được đóng hay ngắt ra khỏi thiết bị được bù công suất phản kháng bằng các công tắt. Các công tắt này lại được điều khiển bằng một thiết bị điều khiển trung tâm có khả năng đo hệ số công suất bằng việc đo dòng tải và điện áp của thiết bị qua các cảm biến dòng được gắn trên đường truyền dẫn điện năng, trước khi vào thiết bị. Tuỳ thuộc vào tải và hệ số công suất của thiết bị, bộ điều khiển sẽ đấu nối tuần tự các tụ bù vào mạch sao cho giá trị hệ số công suất luôn ở trên giá trị được chọn.
Một cách khác để điều chỉnh hệ số công suất là dùng động cơ đồng bộ, động cơ đồng bộ cung cấp một công suất phản kháng có chiều nghịch với chiều công suất phản kháng của thiết bị, tính chất tiêu thụ công suất phản kháng của động cơ đồng bộ được xem là một tính chất đặt biệt của loại động cơ này, nó được xem tương đương như một tụ đồng bộ. Ngoài ra trong ngành công nghiệp điện còn có nhiều phương pháp để điều chỉnh hệ số công suất khác như bằng các thiết bị điện tử sử dụng Thyristor chẳng hạn.
- Điều chỉnh hệ số công suất phi tuyến tính
Tải phi tuyến thường là dạng tải chỉnh lưu, không sử dụng trực tiếp từ điện xoay chiều mà nắn lại thành dạng điện một chiều-chỉnh lưu như các bộ nguồn máy tính (PSU), adaptor,…hay các thiết bị sử dụng năng lượng gián đoạn-liên tục như máy hàn, bóng đèn huỳnh quang,..,các thiết bị này trong quá trình tiêu thụ năng lượng còn tạo ra các dạng sóng hài có tần số là bội số của tần số điện lưới, chèn vào tần số điện lưới. Các thành phần linh kiện tuyến tính như cuộn dây và tụ điện không thể loại bỏ được các dải tần số mới được tạo ra này, vì vậy nó phải dùng các bộ lọc hay bộ điều chỉnh hệ số công suất có thể làm phẳng dòng điện ra trên mỗi chu kỳ nhằm giảm dòng hài.
Trong các loại tải phi tuyến tính đó thì PSU được sử dụng nhiều nhất, với thiết kế chuyển đổi năng lượng theo kiểu đóng/cắt (switching). Trước đây các bộ nguồn này chỉ đơn giản được thiết kế với một cầu nắn điện chỉnh lưu toàn sóng nạp một mức điện áp dưới mức chịu đựng của tụ điện. Điều này sẽ tạo ra một dòng điện nạp ban đầu rất cao, hệ số công suất rất thấp, đồng thời tạo ra các sóng hài không có lợi.
4. Điều chỉnh hệ số công suất thụ động – Passive PFC
Phương pháp Passive PFC đơn giản chỉ là sử dụng một bộ lọc, bộ lọc này chỉ cho qua dòng điện có tần số bằng với tần số điện lưới (50Hz hoặc 60Hz) và chặn không cho các tần số sóng hài đi qua. Lúc này tải phi tuyến tính có thể xem như một tải tuyến tính, hệ số công suất đã được nâng cao hơn.
Tuy nhiên yêu cầu cần phải có cuộn cảm có giá trị cảm kháng lớn đã làm cho bộ lọc cồng kềnh và có giá thành cao, nhưng thực tế với mạch Passive PFC có cuộn dây tuy lớn hơn cuộn dây của mạch điều chỉnh hệ số công suất tích cực Active PFC nhưng giá thành chung lại rẻ hơn. Đây là một phương pháp đơn giản và rẻ tiền để điều chỉnh hệ số công suất và làm giảm sóng hài tuy nhiên nó lại không hiệu quả bằng phương pháp điều chỉnh hệ số công suất tích cực Active PFC.
5. Điều chỉnh hệ số công suất tích cực – Active PFC
Là một hệ thống điện tử công suất có chức năng kiểm soát năng lượng cung cấp cho tải, điều chỉnh hệ số công suất ở mức tốt nhất trên mọi mức tải. Trong thiết kế thực tế, mạch Active PFC điều khiển dòng nạp cho tải sao cho dạng sóng của dòng vào cùng pha với dạng sóng ở đầu vào (ở đây là sóng sin). Về cơ bản có 3 dạng mạch Active PFC được sử dụng, là; Boost, Buck và Buck-Boost.
Trong PSU, dạng mạch được sử dụng thông dụng nhất là Boost. Một mạch chuyển đổi được chèn vào giữa cầu nắn điện và tụ lọc chính. Nó tạo một điện áp DC ổn định ở đầu ra và duy trì dòng điện vào luôn đồng pha với tần số của điện áp vào. Phương pháp này đòi hỏi phải thêm một số linh kiện chuyển mạch bán dẫn công suất và mạch điều khiển nhưng bù lại nó có kích thước nhỏ hơn mạch Passive PFC.
Dạng mạch điều chỉnh hệ số công suất Active PFC có thể hoạt động trên một dải điện áp vào rất rộng, từ 90VAC đến 264VAC, đặt tính này rất được người dùng chào đón, nó giúp cho họ không cần quan tâm tới mức điện áp phù hợp với PSU tại khu vực mình đang ở, ngoài ra nó còn giúp PSU hoạt động được ở những khu vực có điện ápAC không ổn định.
Mạch Passive PFC thực tế trong PSU
Mạch Active PFC thực tế trong PSU
6. Tầm quan trọng của việc điều chỉnh hệ số công suất trong việc truyền dẫn điện năng
Thực tế cho thấy công ty cung cấp điện bán điện cho người dùng dưới 2 giá trị là điện áp và dòng điện (VA) nhưng hoá đơn lại được tính bằng Watt. Nếu hệ số công suất của thiết bị có giá trị thấp hơn 1 thì cần phải có nhiều công suất VA được truyền đi để có thể đáp ứng được công suất Watt thật, ngoài ra nó còn làm tăng chi phí thực hiện việc truyền dẫn điện.
Ví dụ, hệ số công suất là 0.5, thì công suất biểu kiến sẽ gấp 2 lần công suất thật được tiêu thụ bởi tải, đường dây điện cũng vì đó mà có kích thước lớn hơn 2 lần so với khi hệ số công suất bằng 1. Đồng nghĩa với việc điện lực phải đầu tư các thiết bị như máy phát điện, biến thế, dây dẫn, chuyển mạch có kích thước lớn hơn.:
Lưu ý: hiệu suất làm việc của thiết bị sử dụng điện không phụ thuộc vào việc thiết bị đó có hay không có PFC.
7. Một ví dụ cụ thể giữa số đo thực của hai PSU có P.PFC và không PFC
Người dùng 2 PSU có cùng thiết kế như nhau, với mức công suất giống nhau là 250W, chúng chỉ khác nhau là một PSU có P.PFC (thêm duy nhất 1 biến áp PFC) và một thì hoàn toàn không có PFC. Qua thiết bị đo Power Meter, cho thấy;
Giá trị đo của PSU không có PFC
Giá trị đo của PSU có PFC
Kết quả: Ở cùng một mức điện thế vào 220VAC và công suất DC ra là 250W thì PSU có PFC cho giá trị dòng điện vào thấp hơn là 2.1A so với 2.5A của PSU không có PFC. Công suất tiêu thụ cũng giảm đi tương ứng, giá trị hệ số công suất tăng từ 0.591 lên 0.744.
Chúc các bạn thành công.
Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 097.777.2018 ( mr hòa ) hoặc mail : sdme2009.ltd@gmail.com

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Chỉ số Reach và nỗi ám ảnh của những người làm Facebook Marketing

Cộng đồng những người làm Facebook Marketing là một hội khó tính và hay đòi hỏi. Thế cũng chẳng sao, nhưng vấn đề là đôi khi chúng ta hơi thái quá và hành động thiếu hợp lý.


Nếu xét riêng về việc quản lý số lượng Reach của các bài viết, thì khỏi phải bàn về độ thái quá của cái hội này. Một phần lỗi ở đây là của Facebook, một phần khác là do sự bảo thủ của chúng ta với một số ý kiến cũ trong khi nhiều phương pháp tiến bộ hơn thì lại bị bỏ qua, và phần lỗi còn lại đơn giản là nằm ở sự dốt nát thuần túy của một số người.



Nói thật là chừng hơn một năm trước, khi lượng Reach thấp trở thành lý do khiến cho nhiều FB marketer quay sang đá xoáy Facebook, mình đã cảm thấy rất bực mình. Theo quan điểm của mình, Reach chỉ là một thông số rất nhỏ và chẳng có ý nghĩa gì mấy khi chúng ta nhìn vào sự phối hợp tổng thể của rất nhiều yếu tố. Và hầu hết chúng ta đang sử dụng nó theo cách hoàn toàn sai lầm.

Chúng ta đang sử dụng thông số Reach như thế nào?



Hãy hỏi bất kì một người làm Facebook Marketing nào về những thông số mà họ thường quan tâm, và gần như chắc chắn Reach sẽ nằm trong top đầu danh sách.

Tại sao?

Vì nó hiện ngay dưới mọi post, chẳng cần vào Insights cũng chẳng cần phải tải export dữ liệu fanpage, lại còn được cập nhật theo thời gian thực.

Hầu hết Facebook marketer không thể bỏ qua nó. Chúng ta bị ám ảnh tới mức nó quay lại làm tê liệt và thao túng mọi hành vi, và thế là hiện nay hầu hết mọi cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề này đều chỉ là “Post này của mình chỉ có X reach thôi là sao” hay “Post trong fanpage mình thường reach được khoảng x% fan thôi”.

Rõ ràng là chúng ta quản lý thông số này như một yếu tố vi mô, thế mà cứ hễ nó giảm là chúng ta lại phát rồ lên?

Chúng ta đang trở nên thiếu hợp lý như thế nào?

Có rất nhiều lý do, nhưng trước hết cần phải hiểu được Facebook làm việc với thông tin như thế nào. Mỗi ngày, một người dùng thông thường có thể nhận được đến 1500 mẩu thông tin, nhưng Facebook chỉ chọn hiển thị 300 trong số 1500 thông tin đó thôi, cho nên đó sẽ là 300 thông tin từ những người bạn và các fanpage thương hiệu mà người dùng đó tương tác nhiều nhất.

Gần đây, sau khi thực hiện một quan sát, mình thấy rằng trong vòng 24 giờ đã có khoảng 106 thông tin từ các thương hiệu được truyền tải đến mình một cách tự nhiên (Organic) trên Facebook. Con số này là khá lớn, và chúng thuộc về 38 thương hiệu. Những thông tin đó được ưu tiên hiển thị trên Facebook của mình hơn vì mình đã có tương tác với các thương hiệu này theo một cách nào đó.

Mình thấy rằng nội dung của bạn phải tốt lắm thì mới lọt được vào con số 300 được ưu tiên này, ý mình là phải thật sự tốt ấy. Và kể từ khi cơ sở người dùng của Facebook bắt đầu tăng lên một cách chóng mặt (giờ là 1.19 tỉ người dùng) và ngày càng có nhiều người dùng hoạt động thường xuyên (active) hơn bao giờ hết, cho nên là News Feed đã chật chội giờ lại càng thêm cạnh tranh. Mà quên mất, mình đã nói thêm là ngày càng có thêm nhiều thương hiệu nhảy vào chiến trường này và chi tiền ngày càng mạnh tay chưa nhỉ?

Facebook cần có News Feed để đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng, và rõ ràng là họ đang làm đúng – không thể nghi ngờ điều này. Facebook đã từng thử nghiệm và so sánh giữa một News Feed có bộ lọc và một News Feed không có bộ lọc (nội dung lặp lại vô số lần), và kết quả là cho ra phiên bản News Feed có bộ lọc mà chúng ta đang sử dụng ngày nay với tỉ lệ thao tác của người dùng là cao nhất.

Hãy học cách làm quen với nó!

Kể cả khi không có bộ lọc, thì lượng Reach cũng chẳng bao giờ đạt đến 100%. Chẳng bao giờ có thể tiếp cận được với tất cả mọi người. Thường thì chỉ có một nửa số fan trong page của bạn online hàng ngày, và mỗi post khi được đăng lên chỉ có thể tiếp cận được với một tỉ lệ nhỏ số lượng fan đang online trong khung thời gian là khoảng 2 tiếng trước và sau khi bài viết đó được đăng.

Chúng ta thường bực mình mỗi khi lượng Reach chỉ dưới 5%, 10% hay một con số nào đó khá thấp. Nhưng nếu không làm việc trên Facebook mà thay vào đó là Twitter, làm thế nào mà biết được một tweet được đăng lên sẽ tiếp cận được với bao nhiêu phần trăm follower?

Chúng ta cũng có một ngộ nhận sai lầm rằng một người like fanpage của ta có nghĩa là người đó muốn nhìn thấy mọi thứ được đăng lên trên fanpage. Hoàn toàn vớ vẩn. Bản thân mình like khoảng vài trăm fanpage, chủ yếu là các fanpage về nhạc sĩ nổi tiếng, phim ảnh, các chương trình TV hoặc các sản phẩm. Nói thật là mình chẳng thèm quan tâm mấy page đó cho hiện cái gì lên News Feed của mình, và đó chính là cảm giác của một người-dùng-thông-thường. Họ không phải là một Facebook marketer như chúng ta, họ chỉ là một người dùng thông thường.

Chúng ta hành xử thiếu hợp lý vì chúng ta cho rằng mọi người đều muốn nhìn thấy những gì chúng ta post lên, và chúng ta cũng cho rằng họ muốn nhìn thấy mọi thứ được post lên từ các thương hiệu mà họ đã Like. Cuối cùng, thật vớ vẩn, chúng ta còn chắc chắn rằng họ muốn xem mọi bài viết mà họ đã bỏ lỡ khi họ không online.

Có vẻ như chúng ta đều kì vọng rằng mọi bài viết mà chúng ta đăng lên đều được truyền tải hết cho mọi fan, một cách cẩn thận và chu đáo.

Vì sao Facebook lại có lỗi trong chuyện này?

Đầu tiên, Facebook có lỗi vì họ đã nghĩ ra thông số Reach này. Họ không cần thiết phải thể hiện rõ ràng đến mức đó, và những dữ liệu này cũng không nhất thiết phải cho hiển thị công khai đến vậy. Nhưng họ đã làm như thế đó.
Hơn nữa, họ không chỉ tạo ra nó với vai trò là một số liệu đơn thuần, mà nó đã trở thành một số liệu được xếp vào hàng căn bản – bạn không thể tránh nó được. Nó ở mọi nơi: trong từng bài viết, trong mọi chỗ của phần Insight. Facebook thuyết phục chúng ta rằng Reach quan trọng bằng cách cho nó xuất hiện ở gần như mọi biểu đồ và đồ thị, chưa tính đến hàng tá lần xuất hiện khác trong các tập tin export.

Về phần này, Facebook đã tạo ra rủi ro không đáng có, vì mặc dù Reach có thể là động lực để nhà quảng cáo chi tiền nhiều hơn, nhưng nó cũng khiến họ mất phương hướng, giận dữ và nảy sinh ra những kì vọng thiếu tính hợp lý.

  

đây…



đây nữa…



và đây…



vẫn còn…



nữa…



Các bạn thấy đấy, ngoài Facebook ra chẳng có mạng xã hội nào công khai kiểu dữ liệu này cho người dùng. Nhưng Facebook đã làm vậy, và chúng ta đã cày cái số Reach này không thể nát hơn được nữa.

Trước khi đọc bài viết này mà bạn vẫn chưa biết lượng Reach của fanpage mình là bao nhiêu, thì mình hi vọng rằng bạn có thể tập trung vào những thông số thực sự “ra vấn đề” – những thông số thực sự giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình ấy, ví dụ như số lượt share, số lượt click link và tỉ lệ chuyển đổi.

Reach cao không có nghĩa là doanh thu khủng.

Reach chẳng có ý nghĩa gì mấy vì bạn không thể nhìn vào nó để đoán được việc kinh doanh của mình có tốt hay không.

Một Facebook marketer chuyên nghiệp sẽ nhìn vào những yếu tố như lưu lượng người truy cập vào site thông qua Facebook, và số thanh toán thu được từ lưu lượng người này.

Nếu theo dõi các thông số một cách chặt chẽ, bạn sẽ thấy là Reach cao chẳng bảo đảm được bất kì thứ gì vừa nhắc đến ở trên. Reach thấp có thể hiểu là Facebook chỉ hiện post của bạn cho những người quan tâm đến nội dung fanpage của bạn nhất, và nó sẽ tạo ra hiệu quả cao.

Bộ lọc của Facebook sẽ lọc luôn những người không quan tâm đến nội dung của bạn.

Bạn vẫn không tin là Reach chẳng có ý nghĩa gì nhiều lắm à? Vậy hãy xem ví dụ dưới đây.

Trước khi bắt đầu khóa C&MO 03 của Lớp học Marketing Online C&MO, mình có tạo Event và đăng lên Fanpage SinhVienIT (~500k fans), mình nhận được gần ~500 lượt đăng ký mới, tuy nhiên mình đã phải rất vất vả trong việc lọc người đủ điều kiện đi học, và có những người được mời đi học rồi thì lại bỏ giữa chừng vì cảm thấy không phù hợp (bất kì lí do gì!). Cuối cùng không có 1 người nào được giới thiệu từ Fanpage SinhVienIT có thể tham gia đến cuối khóa học của mình.

Bên cạnh đó, mình có đăng lên Fanpage của lớp học, và thông tin khóa mới đã được chính các bạn khóa trước truyền đi, giới thiệu lại cho bạn bè của mình. Họ là những người học chăm chỉ và cực vui vẻ.

Đừng để bị chi phối bởi Reach, thay vào đó hay quan tâm đến những hành động khác giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh ấy. Nếu chúng đi xuống thì mới là có vấn đề.

Chúng ta nên sử dụng Reach như thế nào?

Thực ra mình nhận thấy Reach cũng có một số giá trị nhất định mặc dù cách chúng ta đang sử dụng nó thì hoàn toàn sai lầm. Cần phải có một sự thay đổi hoàn toàn trong chiến lược đăng nội dung điển hình.

Chúng ta tập trung quan sát lượng Reach thay đổi theo từng post vì trước đây chúng ta từng được ai đó nói rằng không nên đăng quá một bài viết mỗi ngày, và đôi khi thậm chí là chỉ nên đăng 2 lần một tuần. Với lượng bài ít ỏi như vậy, thì lượng Reach của mỗi bài đúng là cả một vấn đề cần quan tâm, vì đơn giản là chúng ta đã đặt hết trứng vào một rổ và rủi ro quá lớn. Nhưng giờ ta sẽ không làm thế nữa, chuyển sang đăng vài post mỗi ngày và lợi ích thu được sẽ cực lớn. Mình quan sát thấy một số trang tin tức còn đăng hơn 15 post mỗi ngày. Với số lượng post nhiều như vậy, thì Reach của từng post sẽ không còn quan trọng nữa. Mục tiêu ở đây là đưa fanpage của chúng ta tiếp cận được với càng nhiều người càng tốt.

Đây là một ví dụ: vào ngày 14/11 mình đã chia sẻ nội dung 5 lần vào 5 thời điểm khác nhau:
  • 8:15am (2,385 Organic Reach – lượt hiển thị tự nhiên)
  • 12:30pm (2,143)
  • 4:50pm (3,006)
  • 8:50pm (5,742)
  • 11:25pm (2,334)
Trong số 5 bài viết này, có 3 bài viết đạt Reach không tốt lắm (chỉ hơn 2000). Tỉ lệ Reach thấp nhất trong 5 bài viết này chỉ đạt 8.6% lượng fan.

Tuy nhiên nếu xem trong cột Daily Organic Reach trong mục Page Level Export, thực ra mình đã tiếp cận được với 6709 người trong ngày đó -  chiếm 26.8% lượng fan.

Và cả tuần mình đã đạt lượng Reach tự nhiên là 17468 – 70% lượng fan. Thấy không, nếu thôi săm soi lượng Reach của từng post một cách tiểu tiết, chúng ta có thể thật sự nhận thấy rằng nội dung của đã thực sự tiếp cận được với nhiều người hơn mình tưởng, có thể là chỉ sau một tuần hay thậm chí là một ngày.

Nếu bạn có thể nhìn nhận một cách thực tế về hoạt động của người dùng và mức độ thường xuyên hiển thị mà họ muốn đối với nội dung của bạn, thì việc nắm bắt những con số đó theo cách này sẽ có ý nghĩa hơn nhiều. Sếp của bạn sẽ chẳng có thời gian mà quan tâm đến lượng Reach của từng post, thay vào đó một bức tranh toàn cảnh về tổng số Reach đã đạt được trong cả tuần sẽ có tuyệt hơn nhiều.

Còn bạn thì sao?

Đừng chạy theo đám đông!

Hãy nhìn vào tổng thể các con số, đừng loanh quanh với Reach nữa.

Hãy bảo đảm rằng bạn đã hoàn toàn hiểu được hệ sinh thái của Facebook và đã hình dung ra một chiến lược hiệu quả sẽ trông như thế nào.

Hãy nhớ: Luôn luôn nhìn vào kết quả.

Đám đông sẽ luôn luôn hành động khó hiểu và bị ám ảnh bởi những thứ chẳng đáng quan tâm. Nhưng bạn thì khác, hãy tin tưởng vào trực giác của mình trong tất cả chuyện này.

Làm PR - Sao phải mặc cảm


Tôi xin chia sẻ trong bài viết này (1) những công việc cụ thể của người làm PR, (2) những điều thú vị của nghề PR, hy vọng các chuyên viên PR tương lai thêm tự tin về công việc của mình.

Làm PR - Sao phải mặc cảm?
"Khi tôi làm phóng viên, được các chuyên viên PR, thậm chí PR manager săn đón và chăm sóc, tôi cảm thấy dường như mình đang "trên cơ" họ Rồi khi tôi chuyển sang làm PR, có khi các phóng viên cho tôi cảm giác họ thật dễ bị "dẫn dắt" bởi những cạm bẫy ngọt ngào. Vậy thật ra vị trí của người làm PR là ở đâu trong guồng hoạt động của truyền thông?
Không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn có một nỗi "mặc cảm" nếu mình "trót thích" hoặc "trót làm" PR bởi nó vốn được xem là một hoạt động thương mại (trong khi báo chí chính thống thường được ca ngợi là cơ quan quyền lực thứ tư hoặc đại loại thế).
Phần lớn bạn sẽ được trả tiền để làm việc theo yêu cầu của các doanh nghiệp và một số tổ chức khác. Tôi xin chia sẻ trong bài viết này (1) những công việc cụ thể của người làm PR, (2) những điều thú vị của nghề PR, hy vọng các chuyên viên PR tương lai thêm tự tin về công việc của mình.
 
Thông thường, bạn sẽ bắt đầu bước vào nghề PR với vai trò của một copywriter. Công việc của bạn có thể là viết bài phục vụ cho campaign của các nhãn hàng, viết các tin, bài để cập nhật trên trang web của công ty, viết và biên tập các tài liệu PR và marketing của họ như bản tin nội bộ, catalogue... Sau khi thực hiện các bài viết riêng lẻ dạng này, có thể bạn cũng học được cách lên kế hoạch để thực hiện một loạt các chương trình dài hạn (cho mỗi quý, mỗi năm).
Ở một nhánh khác, bạn có thể tham gia vào một PR Team với vị trí là nhân viên/ trợ lý tổ chức sự kiện (xin thành thật với các bạn, hãy hiểu rằng công việc của bạn đôi khi khiến chính bạn cảm thấy mình là một tên sai vặt). Bạn sẽ góp mặt trong tất cả các công việc không tên không tuổi để tổ chức một sự kiện theo yêu cầu của khách hàng.
Hãy khoan nghĩ đến việc ăn mặc bảnh bao, nam được sơ mi cà vạt chỉn chu đầu xịt keo láng mướt, nữ váy đầm điệu đà, mặt make up kỹ càng, giày cao gót 7 phân đứng nhoẻn miệng cười tiếp khách.
Có thể bạn phải thức trắng đêm trước đó để đến địa điểm, tự tay kéo lại bàn ghế cho ngay ngắn, vác mấy thùng nước suối mới mua được ngoài siêu thị xếp lên bàn cho từng người, ngồi còm lưng gói gói dán dán các phần quà nhỏ tặng khách mời khi ra về... Sáng sớm, trước khi kịp ăn sáng và chải chuốt, bạn đã phải đi làm công việc của một... lơ xe, đi một vòng mời gọi và đón phóng viên, khách mời đến nơi diễn ra sự kiện.
Nếu bạn đủ nhanh nhạy và sự kiên nhẫn, sau khi đã có kinh nghiệm, bạn có quyền nghĩ rằng mình đủ năng lực để làm các vị trí cao hơn: người lên kế hoạch và chia việc cho copywriter và nhân viên tổ chức sự kiện.
Khi ở vị trí này, bạn mới bắt đầu phải nghĩ đến "quan hệ báo chí". Nói một cách đơn giản là làm thế nào để nhãn hàng/ thương hiệu/ khách hàng của bạn được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông một cách rộng rãi và tích cực nhất. Có người chọn cách đưa phong bì thật "dày" cho phóng viên như một sự "ràng buộc" ngầm, mời họ đến những bữa tiệc chiêu đãi sang trọng, những chuyến đi nghỉ dưỡng...
Có những người tạo quan hệ bằng cách chủ động cung cấp thông tin mà báo chí cần: những số liệu mới trong lĩnh vực hoạt động của họ, ý kiến khách quan của các chuyên gia về thị trường nào đó, giúp phóng viên kết nối với những nhân vật mà họ đang tìm kiếm... Với cách thứ 2, tất nhiên người làm PR phải dụng công nhiều hơn, nhưng bù lại sẽ có mối quan hệ bền chặt hơn với báo chí, và quan trọng là PR - phóng viên có thể gặp mặt nhau vui vẻ mà không phải ngại ngần.
Có người làm PR cho doanh nghiệp, có người làm PR cho các công ty PR, quảng cáo mà chúng ta hay gọi là agency. Nhiều người thường "né" làm việc cho các agency vì sợ cảnh "một cổ nhiều tròng" (trong công ty có sếp, ngoài có khách hàng, lại thêm phóng viên). Nhưng cũng chính môi trường agency sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị của nghề mà khi làm PR trong doanh nghiệp bạn sẽ không có được.
Thứ nhất, bạn luôn luôn được trải nghiệm cái mới: khách hàng mới, lĩnh vực mới, yêu cầu mới. Khách hàng của bạn, hôm nay là một tập đoàn bất động sản, ngày mai là một trường quốc tế, ngày mốt có thể là một chuỗi thức ăn nhanh, ngày kia lại là một công ty dược (Có khi trong cùng một ngày bạn phải lần lượt xử lý công việc liên quan đến từng đó khách hàng khác nhau chứ không được phân chia rạch ròi ngày này dành cho người này, ngày kia dành cho người khác). Và bạn không thể làm tốt công việc quảng bá cho một sản phẩm, một cá nhân hay một thương hiệu nào đó mà không hiểu biết về nó.
 
Bạn có tin rằng người làm PR có khi phải thức trắng đêm nghiên cứu các tập tài liệu dày hàng trăm trang về một loại vacxin mới phòng bệnh sốt xuất huyết? Có lúc đó chứ, nếu khách hàng của bạn là Sanofi-aventis hay tương tự. Hôm khác bạn lại cặm cụi tìm hiểu về chính sách visa dành cho thương gia muốn nhập tịch Hoa Kỳ.
Vâng, bạn đầu bù tóc rối với những kiến thức về luật di trú đến nỗi sau khi làm xong event cho công ty dịch vụ di trú đó, bạn tự thấy có khi mình cũng đi làm chuyên viên tư vấn được rồi. Rồi nhờ những khách hàng như FV, bạn sẽ được cập nhật những kỹ thuật mới nhất trong việc điều trị các tổn thương ở mắt hoặc chứng thoát vị đĩa đệm...
Điều thú vị thứ hai, người làm PR thường là những cái đầu nghĩ ra và sau đó giúp doanh nghiệp thực hiện những hoạt động cộng đồng bổ ích. Đó có thể là chương trình xây nhà vệ sinh cho các trường nghèo ở miền núi; là một đợt khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em vùng biên mậu; là một đợt tuyên truyền cách phòng và trị bệnh đường hô hấp trong mùa lạnh... Tất nhiên, cần thành thật với nhau rằng đó là những hoạt động mà các bên cùng có lợi: một cộng đồng nào đó được hỗ trợ về vật chất/ tinh thần và một doanh nghiệp được tiếng thơm. Vậy thì hãy thôi mặc cảm khi bạn chọn PR là nghề của mình.
Làm PR, đặc biệt cho agency, chắc chắn sẽ có nhiều lúc bạn cảm thấy quá tải, cảm thấy kiệt sức hay mệt mỏi, nhưng bạn sẽ không bao giờ cảm thấy chán bởi chúng ta sẽ luôn luôn được quăng mình vào những lĩnh vực mới mẻ mà chính mình cũng không ngờ tới."

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Hiểu thêm về lý thuyết trò chơi của thiên tài John Nash

Lý thuyết trò chơi nghe có vẻ tầm thường và không quan trọng. Tuy nhiên, nó đã tạo nên một cuộc cách mạng trong việc tổ chức các ngành kinh tế, đồng thời ảnh hưởng đến nhiều nhánh khác của bộ môn kinh tế học, đặc biệt là trong chính sách tiền tệ và thương mại quốc tế.

Hiểu thêm về lý thuyết trò chơi của thiên tài John Nash
Nhà toán học người Mỹ John Nash và vợ ông vừa không may thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi ở Mỹ. Năm 1994, ông cùng với hai nhà kinh tế học khác đã đoạt giải Nobel Kinh tế vì những đóng góp trong lĩnh vực lý thuyết trò chơi. Dưới đây là bản lược dịch của bài báo viết về lý thuyết trò chơi và những đóng góp của John Nash được tờ The Economist đăng tải từ năm 1994, ngay sau khi ông nhận giải Nobel.
Mọi thứ giống như một giấc mơ của những người yêu thích các hoạt động thể thao. Ngày 11/10/1994, tại Stockholm, ba người đàn ông chia nhau giải thưởng trị giá 1 triệu USD vì kỹ năng phân tích các trò chơi của họ. Họ không phải là những bình luận viên truyền hình hay những người phê phán kịch liệt Manchester United. Họ là những nhà kinh tế học. Hai nhà kinh tế học người Mỹ là John Harsanyi và John Nash cùng với Reinhard Selten (nhà kinh tế học người Đức) đã giành giải Nobel Kinh tế năm 1994 vì những nghiên cứu về “lý thuyết trò chơi”.
Lý thuyết trò chơi nghe có vẻ tầm thường và không quan trọng. Tuy nhiên, quan điểm đó hoàn toàn sai. Trong 20 năm trở lại đây, lý thuyết trò chơi đã tạo nên một cuộc cách mạng trong việc tổ chức các ngành kinh tế, đồng thời ảnh hưởng đến nhiều nhánh khác của bộ môn kinh tế học, đặc biệt là trong chính sách tiền tệ và thương mại quốc tế. Không có sinh viên kinh tế nào có thể hi vọng họ sẽ tốt nghiệp được mà không am hiểu những khái niệm cơ bản của lý thuyết trò chơi.
Cho tới khi lý thuyết trò chơi ra đời, hầu hết các nhà kinh tế học đều kết luận rằng các công ty có thể bỏ qua những tác động từ hành vi của họ đối với hành động của người khác. Kết luận này hoàn toàn đúng khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo: hành động của một công ty hay một khách hàng không thể khiến bức tranh toàn cảnh trở nên khác biệt.
Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, kết luận trên hoàn toàn sai. Nhiều ngành bị thống trị bởi một số ít các doanh nghiệp. Bằng cách xây dựng một nhà máy mới hoặc đại hạ giá hay đơn giản là bóng gió về việc hạ giá, một doanh nghiệp có thể tác động đến hành vi của các doanh nghiệp khác. Một số quốc gia có thể áp đặt (hoặc dọa sẽ áp đặt) lệnh cấm vận thương mại. Chính phủ có thể tăng lãi suất ngắn hạn khi lạm phát quá thấp nhằm thuyết phục thị trường tài chính rằng họ đang nghiêm túc chống lại lạm phát.
Các ví dụ kể trên cũng giống như những trò chơi. Không có huấn luyện viên bóng đá nào lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mà không tính toán đến phản ứng của các hậu vệ.
Lý thuyết trò chơi hiện đại được cho là “con đẻ” của nhà toán học John von Neumann và nhà kinh tế học Oskar Morgenstern. Đây là hai đồng tác giả của cuốn sách có tựa đề "Theory of Games and Economic Behaviour" (tạm dịch: Lý thuyết trò chơi và các hành vi kinh tế học) được xuất bản năm 1944. Messrs Harsanyi, Nash và Selten đã chuyển chúng thành các công cụ chính sách mà các nhà kinh tế học sử dụng ngày nay.
Đầu những năm 1950, Nash đưa ra khái niệm “điểm cân bằng Nash”, khi không người chơi nào muốn thay đổi chiến thuật vì đã biết tất cả mọi thứ về chiến thuật của những người chơi khác.
Sau đây là một ví dụ nổi tiếng về điểm cân bằng Nash. A và B là hai doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành và cả hai đều có thể chọn chính sách giá thấp hoặc giá cao. Nếu cùng chọn giá cao, họ sẽ thu được mức lợi nhuận đầy đặn 3 triệu USD cho mỗi bên. Nếu giá thấp, mỗi công ty sẽ chỉ thu được 2 triệu USD. Tuy nhiên, nếu một bên chọn giá cao và bên còn lại chọn giá thấp, bên giá thấp sẽ thu được 4 triệu USD trong khi bên giá cao chỉ có 1 triệu USD. Mặc dù cùng chọn mức giá cao là lựa chọn có lợi nhất cho cả hai bên, họ sẽ không làm như vậy. Nếu A đưa ra giá cao, lựa chọn tốt nhất của B là đưa ra giá thấp hơn. Với suy nghĩ tương tự, A cũng sẽ đưa ra mức giá thấp và vì thế mỗi bên chỉ kiếm được 2 triệu USD.
Tuy nhiên, kết luận của Nash chỉ được áp dụng cho các trò chơi 1 lượt, hoặc trong các trường hợp người chơi hành động cùng thời điểm. Trên thực tế tất cả các trò chơi thú vị trong kinh tế đều có sự tương tác liên tục giữa nhiều bên. Selten đã mở rộng điểm cân bằng Nash để phù hợp với thực tế, từ đó nổi lên tầm quan trọng của lòng tin: không có điểm nào mà trong đó một người chơi đi theo kế hoạch mà người khác biết rằng sẽ phải thay đổi ở điểm nào đó.
Ví dụ, một công ty độc quyền có thể cố gắng ngăn cản đối thủ trong tương lai gia nhập vào thị trường bằng cách đe dọa sẽ có một cuộc chiến về giá nổ ra nếu đối thủ bước vào. Cuộc chiến này sẽ khiến người mới thua lỗ. Tuy nhiên, công ty độc quyền cũng phải trả giá. Nếu cuộc chiến về giá quá tốn kém, công ty độc quyền sẽ buộc phải chia sẻ thị phần với người mới. Trong trường hợp này, lời đe dọa sẽ có cuộc chiến về giá là không có cơ sở và do đó công ty mới hoàn toàn có thể bước vào thị trường.
Bên cạnh đó, khó có thể kết luận rằng người chơi có thể biết được chính xác suy nghĩ của người khác. Như giáo sư Adam Brandenburger của trường Kinh doanh Harvard đã nói, “đám sương mù bao phủ các trò chơi”. Tuy nhiên Harsanyi đã chỉ ra rằng các trò chơi mà trong đó người chơi không có được thông tin đầy đủ về những người chơi còn lại có thể được phân tích giống hệt cách phân tích các trò chơi cơ bản.
Khi một số người chơi có được thông tin mà người khác không có, họ có thể biến danh tiếng của mình thành lợi thế. Chính phủ nâng lãi suất để phát tín hiệu sẽ chống lại lạm phát là một ví dụ. Công ty độc quyền cũng có thể xây dựng hình ảnh sẵn sàng tham gia cuộc chiến về giá để ngăn các đối thủ mới.
Một số nhà kinh tế học vẫn hoài nghi về lý thuyết trò chơi. Nguyên nhân là bởi học thuyết này khá khó nắm bắt và đòi hỏi nhiều phép toán phức tạp. Tuy nhiên, đây cũng chính là ưu điểm bởi nó có thể phản ánh sự phức tạp của thế giới thực.
Bùi Kiến Hòa
Theo Trí thức trẻ/The Economist

Cho Bạn nào muốn làm giàu

TÔI ĐẦU TƯ: Từ sinh viên nghèo, tôi mua nhà ở Sài Gòn trị giá 1 tỷ đồng như thế nào? (Phần 1)


Chiến lược của tôi là phải am hiểu và nắm bắt thông tin doanh nghiệp dự định đầu tư, danh mục thà ít chứng khoán nhưng chắc chắn. Tôi nghĩ đơn giản, khi ta làm một việc gì mà ta am hiểu, rành về nó thì cơ hội dành thắng lợi của chúng ta càng nhiều.

Cuộc thi viết TÔI ĐẦU TƯ tiếp tục nhận được nhiều quan tâm chia sẻ kinh nghiệm đầu tư của nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Mỗi người một câu chuyện và những kinh nghiệm thực tế của nhà đầu tư được chia sẻ cho nhau, bớt đi những sai lầm và tăng thêm những thành công!
Bài dự thi lần này của nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Hiệp chia sẻ câu chuyện anh đã mua nhà ở Sài Gòn thế nào khi khởi điểm chỉ là một sinh viên nghèo. Chúng tôi giới thiệu bài viết này cho quý độc giả trong 2 chương, chương 1 kể về giai đoạn bén duyên với chứng khoán và chương 2 kể về thực hiện giấc mơ mua nhà ở Sài Gòn mà không dùng tiền lương tích lũy hàng tháng đăng tải vào sáng thứ 2, ngày 29/6/2015.

Chương 1: Bén duyên với nghề chứng khoán
Tôi lớn lên vùng quê nghèo đất Quảng Ngãi, tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa TpHCM năm 2005, khoa Quản Lý Công Nghiệp. Khoa tôi không dạy tôi cách thức chơi chứng khoán, chỉ dạy tôi kỹ năng quản lý điều hành, cách thức tiếp cận vấn đề một cách khoa học nhất.
Tôi may mắn
Tôi nhớ năm ấy sau khi tốt nghiệp xong, tôi có ngay công việc làm tại Công ty Cổ Phần Văn Hoá Phương Nam (PNC). Chắc mọi người ít nghe thấy, điểm nổi bật của PNC là hệ thống nhà sách rộng khắp các tỉnh thành lớn cả nước và hãng Phim Phương Nam. Ngày ấy, tôi đảm nhiệm vị trí chức danh Chuyên viên kế hoạch. Trưởng phòng của tôi là Anh Nguyễn Hải Sản, một người thầy chuyên giảng dạy bồi dưỡng các lớp ngắn hạn buổi tối cho Trường Đại Học Kinh Tế, và là tác giả cuốn sách Tài chính Doanh Nghiệp mà tôi rất yêu thích. Tôi đã trải nghiệm và học hỏi rất nhiều từ anh ấy.
Nhiệm vụ của tôi lúc ấy được giao là xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty, niêm yết cổ phiếu PNC trên sàn HOSE, và phát hành thêm 2 triệu cổ phiếu PNC. Chính tôi là người viết báo cáo bạch công ty, công bố thông tin, quản lý cổ đông, chia cổ tức... mặc dù khi ấy tôi còn rất trẻ. Lúc đó, tôi phối hợp với anh Khiêm-Giám Đốc Công ty Chứng Khoán Bảo Việt, đơn vị tư vấn cho PNC. Vì vậy, tôi đã được học thực tế rất nhiều về chứng khoán, có những thuật ngữ chuyên sâu tôi cảm nhận và hiểu nó rất rõ, quy trình vận hành giao dịch chứng khoán tôi nắm rất rõ mặc dù không qua bất kỳ trường lớp sách vở nào về chứng khoán. Đúng là tôi bén duyên với nghề chứng khoán.
Tôi đã phải tự định nghĩa về chứng khoán, giải thích các vấn đề liên quan và tìm ra chiến lược đầu tư phù hợp
Trước tiên, tôi phải hiểu bản chất thực sự của chứng khoán là gì, tôi xuất phát lại từ đâu bỏ qua tất cả định kiến, suy nghĩ thông thường và tự đặt ra một câu hỏi thật đơn giản vậy chứng khoán là cái gì? Theo tôi:
Thuật ngữ Chứng khoán = Chứng + Khoán
Chứng, tôi hiểu là chứng nhận, hay xác thực có thể là một cuốn sổ có chữ ký hay một tài khoản lưu ký chứng khoán làm bằng chứng xác thực ta có vốn góp vào doanh nghiệp.
Khoán, tôi hiểu có thể hiểu là hàng hoá như: cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phát sinh quyền chọn, hợp đồng tương lai...Khoán ở đây dưới dạng mở, khi nền kinh tế càng ngày phát triển sẽ có phát sinh nhiều loại hàng hoá khác nhau.
Vậy chứng khoán đơn giản là một chứng nhận cho loại hàng hoá đặc thù, nó có giá trị trừu tượng, có thể dự trữ tài sản và có thể quy đổi ra thành tiền.
Quay trở lại tôi muốn đầu tư chứng khoán kiếm lời, vậy làm như thế nào tôi có thể đầu tư và đầu tư như thế nào, mục đích cuối cùng là sinh lời. Tôi thiết nghĩ, cách đơn giản nhất cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ như tôi là để sinh lời chúng ta có điều kiện cần là mua & bán. Điều kiện đủ là mua rẻ bán mắc (pv-bán đắt) thì sẽ có lợi nhuận. Tôi đi tìm hiểu về chúng từng vấn đề một.
Điều kiện cần là mua: chúng ta cần phải có tiền, và thực hiện việc mua chứng khoán. Vậy mua như thế nào là khôn ngoan, chắc chắn tôi mua rẻ, rẻ ở đây được hiểu là mua thấp hơn giá tôi sẽ bán.
Tôi nghĩ, có ba trường hợp mua: mua khi thị trường bình thường, mua khi thị trường lên giá và mua khi thị trường đi xuống, vậy thời điểm nào nên mua. Theo tôi, không có thời điểm nào nên mua cả, vì đơn giản chúng ta cần mua rẻ hơn giá bán thì chúng ta phải đánh giá được xu hướng chứng khoán đó có khả năng tăng hay giảm. Muốn làm tốt điều này, chúng ta cần có kiến thức về nó, có thể kiến thức về các chỉ số tài chính, kiến thức am hiểu ngành nghề chứng khoán chúng ta mua, có thể thông tin phi tài chính, thông tin từ quy định pháp luật có ảnh hưởng, tâm lý nhà đầu tư, thông tin xu hướng thế giới, thông tin nền kinh tế Việt Nam và trên toàn cầu, thông tin an ninh chính trị...
Tôi cũng nghĩ đến một kênh an toàn hơn chúng ta có thể nhờ các quỹ đầu tư, ở đấy sẽ có các chuyên gia tư vấn trong ngành, hoạt động chuyên nghiệp sẽ phân tích và đưa ra những nhận định có độ chính xác cao hơn. Đây là một giải pháp tốt cho những người mới tham gia thị trường, khi đó chúng ta vừa tham gia vừa học hỏi kiến thức, đánh giá, phân tích và thử ra quyết định và kiểm nghiệm lại phản ứng của thị trường xem rằng chúng ta có đưa ra quyết định đúng hay sai và tìm cơ sở để giải thích chúng và dần dần qua thời gian chúng ta sẽ có kỹ năng cho việc ra quyết định lúc nào nên mua.
Vậy còn bán thì sao, tôi phải bán khi thị trường lên hay xuống hay bình thường, lựa chọn thời điểm nào để tối đa hoá hơn nhuận. Tôi nghĩ, câu trả lời là không thể biết được đâu là thời điểm bán tốt nhất, vì không thể có giá nào là cao nhất cho thời điểm quyết định bán. Như vậy, tôi phải quyết định bán như thế nào, theo cá nhân tôi có hai yếu tố quyết định.
Thứ nhất, mức độ kỳ vọng của tôi, với mức lợi nhuận bao nhiêu là thoả mãn. Mức lợi nhuận thoả mãn này có thể làm phép so sánh với các cơ hội đầu tư khác ở cùng thời điểm để đưa ra quyết định có nên bán hay không.
Thứ hai, cơ hội đầu tư mới có tốt hơn cơ hội đang có, bán chốt lời hay cắt lỗ để đầu tư cho một cơ hội mới thì phải cân nhân với cơ hội cũ về tính hiệu quả và các chỉ số sinh lời. Nếu có một cơ hội mới tốt hơn thì việc bán đi để chốt lời hay cắt lỗ là một quyết định cần thiết.
Vậy vấn đề đặt ra có nên bán khi thị trường đang lên, xuống hay bình thường. Thị trường lên, xuống hay ổn định không là yếu tố quyết định. Tôi cho rằng, muốn tối đa hoá lợi nhuận chúng ta cần mua rẻ nhất và bán mắc nhất có thể. Vậy cơ sở để đưa ra quyết định tốt nhất là xem xu hướng chứng khoán ta đang nắm giữ khả năng theo chiều hướng nào, trong ngắn hạn hay dài hạn và tính tự chủ tài chính và khả năng chấp nhận của mình như thế nào về mức độ rủi ro, những nhận định xu hướng trong tương lai để có quyết định phù hợp nhất chứ không có cái gọi là quyết định tốt nhất. Tâm lý, kiến thức nhận định đánh giá của chủ đầu tư sẽ quyết định tất cả.
Chiến lược của riêng tôi: Am hiểu mới đầu tư
Khi giải nghĩa được các vấn đề như vậy, tôi đã tìm ra chiến lược đầu tư như thế nào là phù hợp. Chiến lược của tôi là phải am hiểu và nắm bắt thông tin chúng, danh mục thà ít chứng khoán nhưng chắc chắn. Tôi nghĩ đơn giản, khi ta làm một việc gì mà ta am hiểu, rành về nó thì cơ hội dành thắng lợi của chúng ta càng nhiều. Ngay khi lỗ, thị trường đi xuống tôi vẫn không muốn bán, hoặc giá lên cao khả năng chấp nhận bán để chốt lời của tôi phải suy nghĩ một cách kỹ lưỡng.
Đơn giản tôi không muốn lướt sóng quá nhiều, vì tôi luôn có kỳ vọng và có niềm tin vào các cổ phiếu tôi nắm giữ. Nếu lướt sóng hoài thì tất nhiên tôi sẽ quan tâm nhiều đến các loại cổ phiếu khác. Tôi không có nhiều thời gian làm việc này bởi đơn giản tôi không sống với chỉ nghề chứng khoán. Nên khi quyết định đầu tư tôi suy nghĩ, phân tích rất kỹ lưỡng ngay từ ban đầu rồi cho thả nổi cho đến mức kỳ vọng ban đầu tôi bán để đạt được mục tiêu của mình. Mục tiêu rất rõ rằng từ ban đầu của tôi là mua được nhà ở Sài Gòn, đó là mơ ước của một người tha phương như tôi.
Bùi Kiến Hòa
Theo Trí thức trẻ

Nghề thiết kế cơ điện M&E - những điều cần biết.

Nghề thiết kế cơ điện M&E - những điều cần biết.

hcm 25/06/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
Xem thêm tại web : http://sdme.com.vn/news.htm
M&E là viết tắt của Mechanical & Electrical (hiểu theo tiếng việt nghĩa là cơ khí & điện-mà người ta thường viết tắt là ngành kỹ sư cơ điện). Ở Việt Nam hiện nay, việc thiết kế điện M&E được hiểu là các kỹ sư làm việc trong các lĩnh vực thiết kế, thi công, tư vấn…cho các công trình nhà ở, các khu chung cư cao tầng, các khu và các bộ phận phức hợp, nhưng thực chất đây là một lĩnh vực rất rộng.
Để trở thành một người thiết kế M&E giỏi, ngoài nắm vững kiến thức lý thuyết, bạn phải trao dồi kinh nghiệm trong công việc, không ngừng học hỏi thủ thật thi công của các công nhân nhiều kinh nghiệm cũng như cách điều hành tổ chức của cấp trên.
Chúng ta có thể tìm hiểu khái quát về hệ thống điện M&E như sau :
Hệ thống M&E được chia làm bốn hạng mục chính:
1.Hệ thống thông gió và điều hòa không khí ( Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC).
2. Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh ( Plumbing & Sanitary,gọi tắt là P&S).
3. Phần Điện ( Electrical)
4. Hệ thống báo cháy và chữa cháy ( Fire alarm & Fire fighting).

Trong 4 hạng mục trên thì phần Điện chiếm khoảng 40-60% khối lượng phần M&E ( Tùy từng dự án, thậm chí có thể lên tới 70,80%).

Về phần Điện thì ta có thể chia làm các phần sau đây:
Điện nặng bao gồm:
1. Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board). Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)
2. Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)
3. Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt: Lighting
4. Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
5. Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency)
6. Hệ thống tiếp địa: Earthing system ( or grounding system)
7. Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)
Điện nhẹ
1. Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
2. Hệ thống điện thoại: Telephone system
3. Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system.
4. Hệ thống PA ( public address system) ….
Để trở thành một kỹ sư thiết kế chuyên nghiệp, chúng ta cần phải lưu ý ghi nhớ một số điểm vô cùng quan như sau:
- Nếu như bạn muốn chuyên về làm thiết kế thì những kiến thức lý thuyết học ở trường cũng khá là quan trọng. Bạn cần trang bị thêm cho bản than mình vốn kiến thức về các bộ tiêu chuẩn quốc tế về điện khác nhau. Có công ty thiết kế chuyên dùng chuẩn châu Âu, có công ty lại hay dùng chuẩn Úc, chuẩn Mỹ, rồi nhiều công ty cũng dùng tiêu chuẩn Việt Nam. Vậy nên bạn cần đọc thêm về các hệ thống tiêu chuẩn khác nhau này.
– Kinh nghiệm thực tế là một trong những điều vô cùng quan trọng. Vậy nên chúng ta cần giành vài tháng đến ít nhất 1 năm ra ngoài công trường để học hỏi thêm về kinh nghiệm thực tế thì thiết kế của bạn mới mang tính ứng dụng được.
– Trong các công ty thiết kế , họ có kỹ sư điện thiết kế điện, và kỹ sư lạnh thiết kế HVAC, rồi có khi có cả riêng kỹ sư cấp thoát nước, PCCC…Bạn cần nắm thêm chút kiến thức cơ bản về các mảng khác ngoài điện. Nếu bạn không có cơ bản, bạn cứ chỉ biết vẽ lên hạng mục điện của mình mà không cần quan tâm đến việc có va chạm với các hạng mục khác không thì thiết kế của bạn sẽ bị lủng, thậm chí có phần đơn điệu.
– Để thiết kế tốt, quan trọng nữa trước khi tiến vào nghề là bạn phải đọc được các bản thiết kế tốt. Muốn thiết kế giỏi, trước hết học cách đọc giỏi các thiết kế của người khác. Đọc hiểu, phân tích, ghi nhớ, rút ra kinh nghiệm thì bạn mới củng cố một vốn kiến thức nhất định.
- Thiết kế điện M&E khá là khô khan, không nhiều tính sáng tạo như bên kiến trúc, xây dựng, nội thất…M&E đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỷ luật. Các nguyên tắc thiết kế căn bản phải được coi trọng. Vậy nên cần phải rèn cho bản thân tính kỷ luật và làm việc có nguyên tắc, giờ giấc đúng quy định.
– Thêm nữa, đó là về tính làm việc theo đội, theo tổ nhóm (team work) tạo nên sự đoàn kết để có thể tiến lên các nấc thang cao hơn trong sự nghiệp.
– Công việc thiết kế M&E là một công việc khó, nhưng cũng vô cùng thú vị, bởi nó sẽ trang bị cho mỗi người ngoài những kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, còn trang bị thêm cho ta các kỹ năng khác trong cuộc sống, như giao tiếp chẳng hạn
Chúc các bạn thành công.
Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 097.777.2018 ( mr hòa ) hoặc mail : sdme2009.ltd@gmail.com

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Đổi chủ

Vingroup sẽ tham gia dự án lấn biển trị giá 1,5 tỷ USD

Do chủ đầu tư của dự án là công ty CP Khu đô thị du lịch Cần Giờ (CTC) không thực hiện dự án hiệu quả, Vingroup đã được UBND TP.HCM lựa chọn là đối tác chiến lược tiếp tục thực hiện dự án này.

Vingroup sẽ tham gia dự án lấn biển trị giá 1,5 tỷ USD
Dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ (Saigon Sunbay) được chủ đầu tư cũ là công ty CP Khu đô thị du lịch Cần Giờ (CTC) khởi công thực hiện từ năm 2007 trên diện tích 600 ha.
Sau khi hoàn tất công tác đền bù đến năm 2010 công ty hoàn thành thiết kế kiến trúc dự án và ký kết hợp đồng thi công giai đoạn 1 với nhà thầu Liên danh Đại Phú Gia – South Construction.
Tuy nhiên do năng lực nhà thầu yếu kém đến năm 2013 CTC ký kết gói thầu thi công công trình thủy công thuộc phần 1 giai đoạn 1 của dự án với nhà thầu liên doanh Lũng Lô – Sao Mai. Việc thay đổi nhà thầu đã khiến CTC không thực hiện dự án được hiệu quả, dẫn tới dự án bị chậm tiến độ.
Tiến độ dự án đến 30/10/2014 theo công bố của CTCCorp
Tiến độ dự án đến 30/10/2014 theo công bố của CTCCorp
UBND thành phố cho biết chính quyền thành phố rất quan tâm đến việc đầu tư, phát triển tại huyện Cần Giờ nói chung và phát triển thế mạnh về du lịch tại huyện này nói riêng.
Phối cảnh toàn dự án Saigon Sunbay
Phối cảnh toàn dự án Saigon Sunbay
Việc Vingroup tham gia đầu tư là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nhanh dự án trên toàn bộ diện tích 821 héc ta, và chính quyền thành phố kỳ vọng khi có nhà đầu tư đủ năng lực, dự án sẽ được thực hiện nhanh, tạo động lực phát triển cho Cần Giờ.
Dự án sẽ được bổ sung thêm các hạng mục như bệnh viện, trường học, gắn kết khai thác mô hình du lịch với Khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác, nghiên cứu kỹ yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu, để phát triển khu đô thị du lịch xanh, phát triển bền vững.
Dự án dự kiến sẽ được bổ sung nhiều hạng mục
Dự án dự kiến sẽ được bổ sung thêm nhiều hạng mục
Nhà đầu tư mới dự kiến sẽ triển khai phần diện tích 821 héc ta trước, còn phần mở rộng 300 héc ta tiếp theo trên diện tích mặt biển sẽ được tiếp tục xem xét sau khi đã thực hiện giai đoạn 1. Giai đoạn 2 theo kế hoạch ban đầu sẽ tiếp tục hoàn thành phần cơ sở kỹ thuật hạ tầng và sẽ hoàn tất các công trình vào giữa năm 2016.
Cơ cấu sử dụng đất của dự án theo phê duyệt
Cơ cấu sử dụng đất của dự án theo phê duyệt
Huyện Cần Giờ với 70.000 héc ta rừng đước, dừa nước sở hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống rạch dày đặc và các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao. Cần Giờ được xem như một lá phổi của TPHCM, trong đó, một nửa diện tích là khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận vào năm 2000.
Theo Trí Thức Trẻ
Bùi kiến hòa-26/05/2015