Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Triết lý... câu cá

Trên các cánh đồng ở quê, trong các hồ câu ở khu vực thành phố, bờ sông, bãi biển... Hoặc là sang trọng, hoặc là bình dân, nhưng ở đâu cũng có người đi câu cá và rất nhiều người nghiền câu cá... Và, những người nghiền câu cá đã tập hợp nhau thành nhóm, thành câu lạc bộ từ địa phương đến khu vực, đến quốc gia và cả thế giới...
            Không phải ngẫu nhiên mà có hàng trăm, hàng ngàn người đem nhẻm vì suốt ngày cứ phơi nắng, phơi sương, nhiều khi quên cả ăn uống, ngồi lì bên bờ hồ đầm ôm cần câu...
            Tại sao mọi người thích câu cá vậy, chắc là do các nguyên nhân sau: Thích thú, thư giãn, kiếm ăn, giao lưu... nhưng sâu xa trong “cái sự câu cá” nó hấp dẫn, làm người ta tự dưng thích nó bởi một “triết lý câu cá”??? mà có khi dân câu bị thấm vào nhưng có khi họ lại vô tình không nghĩ đến...
            1. Triết lý cuộc sống: Câu cá cũng giống như cuộc sống vậy - Không có gì tự dưng có và tự dưng mất; con mắt tinh nhạy; sự may rủi; sự điều chỉnh uyển chuyển; sự đầu tư kiên trì...
            + Giống như cuộc sống: Người nào chuẩn bị tốt hạ tầng khi bước vào cuộc sống thì cuộc sống của họ bao giờ cũng thuận tiện và chủ động hơn. Cách theo đuổi mục đích, điều chỉnh hành vi, uyển chuyển thích ứng với từng trường hợp cụ thể trong cuộc sống không khác gì người đi câu: Chọn chỗ làm ăn (câu), bỏ thính,  chỉnh phao, buông cần, chờ đợi, chớp thời cơ giật đúng lúc và ròng cá. Khi giật trung cá to, người đi câu cùng với sự vui sướng vì trúng cá, đồng thời họ phải có thái độ ứng xử với cá cho phù hợp: từ thông tin nhận được qua cá chạy, qua dây, qua cần, qua tay cầm mà phán đoán cá to hay bé để điều chỉnh cần, dây, máy, hướng ròng cá cho phù hợp nhất, chính xác nhất và hiệu quả nhất. Cá chạy phải nhả cước theo nhưng luôn phải giữ độ căng nhất định của dây cước: căng quá hoặc đứt cước, hoặc bửa lưỡi - mất cá; nhưng nếu chùng quá chắc chắn cũng bị bong mất cá.
            Cuộc sống cũng vậy: Nếu làm gì, lúc nào cũng căng quá thì... hỏng hết bánh kẹo! nhưng nếu lúc nào cũng nhũn quá, chùng quá thì... chả làm được việc gì cả!
            + Giống như kinh doanh, làm ăn phải đầu tư vốn và điều kiện kinh doanh. Muốn đi câu phải đầu tư mọi vật dụng cần thiết nhất để đạt hiệu quả cao nhất - được cá: như cần, giỏ, thính...
            Như phải chọn địa điểm kinh doanh, đi câu người ta phải tìm chọn hồ câu nào tốt, cá to, nhiều, giá rẻ...
            Chấp nhận may rủi và tìm nguyên nhân để khắc phục: Cùng ngồi, cùng mồi, cùng cần giống nhau... nhưng có người đầy giỏ, có người ngồi trơ không... chẳng được con nào. Phải uyển chuyển điều chỉnh ngay.
            Phải kiên trì theo đuổi mục đích: Riêng khoản nầy thì dân câu cá là số một... rồi!
            + Giống như tình yêu: Người đi câu ròng con cá to dưới hồ cũng giống như người đi tìm người yêu và có người yêu: Nếu trong quan hệ hai người không khéo léo điều chỉnh mà căng quá cũng dễ “đứt cước”, nếu chùng quá, ít quan tâm thăm hỏi, chiều chuộng nhau thì cũng “bong mất”... cá. Quá trình yêu, giữa hai người luôn cần duy trì một sợi dây quan hệ (như dây câu nối cần với con cá) cân bằng để giữ vững sự ổn định và phát triển.
            Có thể người nghiền câu cá nghiệm ra cái triết lí “câu cá”, có thể cái triết lý này tự thân ngấm vào họ mà họ không ngộ ra... Nhưng câu cá rất dễ nghiện, mà nghiền rồi thì khó bỏ lắm.

1 nhận xét:

  1. Quý công ty bạn có nhu cầu về dịch vụ vệ sinh. Có thể liên hệ với chúng tôi.
    ---
    Website: Dịch Vụ Máy Chà Sàn Công Nghiệp Hoặc Dich vu may cha san cong ngiep

    Trả lờiXóa